gỗ Sa Mộc

Cây gỗ lớn, cao trên 30 m, đường kính có thể tới trên 200 cm. Thân tròn và rất thẳng. Vỏ nâu hoặc xám nâu, nứt dọc. Phân cành thấp, cành mọc vòng, thẳng góc với thân, xếp thành nhiều tầng. Tán lá hẹp hình trụ.Nón đơn tính cùng gốc. Nón đực mọc cụm đầu cành. Nón cái mọc lẻ hoặc gồm 2-3 chiếc mọc cụm đầu cành. Quả nón hình trứng tròn, cao 2,5-5 cm, đường kính 3-5 cm. Lá bắc dạng vẩy, hoá gỗ, bao phía ngoài vảy nón (lá noãn); mỗi vảy nón mang 3 hạt. Hạt dẹt, có cánh mỏng bao quanh. Nón hình thành vào tháng 3, chín vào tháng 10-11.Lá hình ngọn giáo, dài 3-6 cm, rộng 3-5 mm; đầu nhọn, cứng; mép lá có răng cưa sắc. Dọc 2 bên gân giữa phía mặt dưới lá có 2 dải phấn trắng, mặt trên có 2 rãnh song song mép lá. Lá xếp xoắn ốc nhưng vặn ở cuống và cùng với cành làm thành mặt phẳng.



Sa mu ưa đất sâu ẩm, cát pha, thoát nước, mát thoáng, độ pH lớn hơn 5, nhiều mùn, còn mang tính chất đất rừng. Ưa đất phát triển trên đá phiến thạch sét hoặc phiến thạch mica, đá vôi, đá macma các loại, có tầng dầy 0,7-0,8m trở lên. Không thích hợp trên đất kiềm hoặc mặn.Sa mu phân bố tự nhiên ở vùng khí hậu ôn và á nhiệt đới thuộc miền Trung và Nam Trung Quốc biên giới Việt – Trung, từ 22 đến 32 vĩ độ Bắc. Việt Nam đã trồng ở các tỉnh biên giới phía Bắc như Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh nhiều năm nay.



Gỗ Sa mu thơm, lõi màu vàng, hoặc đỏ nhạt, giữa lõi và giác không phân biệt rõ. Gỗ nhẹ, thớ thẳng, bền đẹp, ít bị mối, mọt, sâu, nấm ăn hại, có khả năng chịu sức ép ngang, sức kéo và sức uốn cong cao, dễ cưa xẻ, bào trơn, đánh bóng, được dùng vào nhiều công việc như làm cột buồm, đóng tàu thuyền, cột điện, trụ mỏ, đồ gia dụng. Vỏ, rễ, lá cây có thể dùng làm thuốc.

                                                                                               BẢN LỀ NẮP BẬT

Share on Google Plus